ĐƯỜNG LÝ TỰ TRỌNG

16/12/2021 05 : 39 AM 513

Năm 1999, mang tên Lý Tự Trọng, trước là đường Phú Thọ, từ đường Nguyễn Tri Phương đi 747m, đến đường Phan Bội Châu.

Lý Tự Trọng tên thật Lê Hữu Trọng, sinh năm 1913 ở tỉnh Nakhon, Thái Lan, là con của nhà nho yêu nước Lê Văn Đại, quê ở  * Thạch Minh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, vì hoạt động xã hội nên bị Pháp truy nã phải lánh nạn xa tổ quốc.

Đến lúc Lê Hữu Trong 10 tuổi (1923), đoàn thể đưa sang học ở Tung Sơn tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Cụ Nguyễn Ái Quốc (Lý Thụy) đặt tên mới là Lý Tự Trọng Lý Tự Trọng được các thầy giáo dạy Hán văn, Anh văn và Lịch sử. Nhờ sự tiếp thu nhanh, sau một năm học, Trọng có thể nói, viết, nghe được Hán văn... và bắt đầu vừa làm liên lạc mật cho Hội kín yêu nước vừa đi học cả hai sinh ngữ. Nhiệm vụ của Trọng là đem tài liệu mật của tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội từ Quảng Châu đến Thượng Hải để có người chuyển tiếp về nước nhà. Năm 1926, Lý Tự Trọng được chọn vào học ở lớp huấn luyện chính trị đào tạo những thanh niên Việt Nam ưu tú hải ngoại và trong nước, học tập xong rồi trở về công tác ở nước mình.

Vào năm 1929, Lý Tự Trọng 16 tuổi, được tổ chức phân công về Sài Gòn, cùng đi có đồng chí Ung Văn Khiêm, đến gặp được cơ sở thanh niên ở thành phố này. Trong thành lập “Đoàn thanh niên cộng sản” và bắt tay hoạt động tích cực.

 Sang năm 1930 trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn (mặc dù còn sống trong đêm dài nô lệ của thực dân Pháp và nửa phong kiến), nhưng đã bừng sáng tín hiệu đỏ sau khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập. Từ đó nổi lên những làn sóng tranh đấu mạnh mẽ của công nông nổ ra liên tiếp khắp nơi. Vì vậy, tổ chức giao cho cán bộ đoàn là Lý Tự Trọng làm công tác liên lạc đặc biệt cho Xứ ủy Nam Kỳ đến cơ quan TW Đảng, lại còn nhận tài liệu của cơ sở Đảng ở hải ngoại đưa về Sài Gòn do các mật hội viên tàu biển trao.

Trọng nói tiếng Quảng Đông với người Hoa Nam, nói tiếng Anh với người phương Tây. Khi đó anh cải trang thành cu li bốc vác chung sống với anh em công nhân cảng Sài Gòn và thường xuyên đưa tài liệu đến cơ sở của Thành ủy là đồng chí Nguyễn Chí Diễu hoặc đưa tài liệu đến Xứ ủy là đồng chí Ngô Gia Tự (Bách)..

Những công tác quan trọng này luôn được anh (còn được gọi là - Trọng con) tiến hành bằng mưu trí, lòng dũng cảm, và luôn hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc như lời nhận xét của các bậc lão thành cách mạng sau này là Hoàng Quốc Việt, Hà Huy Giáp, Lê Văn  Lương...Các cụ còn nhấn mạnh rằng: Khi ấy tuy có nhiều thanh niên cộng sản gương mẫu, nhưng hiếm có được người giỏi nhiều sinh ngữ như Lý Tự Trọng.

Người thanh niên cộng sản này được biết tổ chức Đảng ở Sà Gòn đang vận động các tầng lớp nhân dân ở đây kỷ niệm một năm cuộc khởi nghĩa Yên Bái (ngày 9/2/1930), cho nên xin phép đồng chí phụ trách được đi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ diễn thuyết. Đồng chí phụ trách không đồng ý và có lời khuyên: “Mày đi nhờ có làm sao thì ai làm công việc của mày được”. Nhưng “Trọng con” chẳng chịu nghe lời khuyên nhủ ấy, lén trốn đi và mang theo khẩu súng ngắn để sử dụng.

Vào buổi chiều chủ nhật ngày 9/2/1931, sau khi mọi người xem đá banh tản ra về đến đoạn đường có số nhà 4 Legranol gần sân banh Mayer, có đồng chí Phan Bội (1911 – 1949) cán bộ Đảng đang diễn thuyết trước đông đảo đồng bào về tội ác của thực dân phản động Pháp cùng bè lũ tay sai của chúng đã tàn sát cuộc nổi dậy ở Yên Bái do nhà chí sĩ cách mạng Việt Nam quốc dân đảng lãnh đạo...

Khi ấy tên thanh tra mật thám tên Legranol xông tới định bắt đồng chí Phan Bội. Ngay tức khắc Lý Tự Trọng nổ liền hai phát súng kết thúc đời tên xâm lược. Bọn mật thám và lính khố xanh ập đến bao vây, bắt được hai đồng chí Phan Bội và Lý Tự Trọng những đồng chí khác có mặt như Dương Quang Đông vì không lộ mặt nên tránh khỏi, sau này kể lại.

Trong 6 tháng Lý Tự Trọng bị giặc Pháp giam giữ tại Khám tù Catina đã chịu đựng mọi cực hình tra tấn dã man như nhiều chiến sĩ cách mạng khác. Đã có một số ít người không chịu nổi đau đớn nên khai báo, hoặc đầu hàng gây tổn thất cho cơ sở đảng. Còn lại Lý Tự Trọng và nhiều đồng chí khác như Phan Bội đều giữ trọn khí tiết người cộng sản, giữ an toàn tổ chức đảng và cơ sở vật trong quần chúng.

Chính tên Nađô, chánh mật thám Nam Kỳ chỉ huy hỏi cung và tra tấn chiến sĩ cộng sản trẻ này. Anh chỉ nói là tên Nguyễn Huy, có súng là do một người lạ mặt cho tiền và đưa súng bảo bắn, không rõ tên người lạ mặt! Nhưng hai ngày sau thì bọn điều tra bảo rằng không phải Nguyễn Huy mà là “Trọng con” vì đã có một kẻ phản bội khai báo. Từ đó chúng càng mở ra nhiều trận đòn tra tấn tàn nhẫn hơn, song vẫn không moi được một thông tin nào ngoài lời nói “Không biết” của anh!

Trước tinh thần bất khuất của anh Trọng, bọn điều tra, cai ngục không dám mở miệng kêu “Thằng nhỏ” như trước kia đã khinh bỉ. Chúng đổi giọng là “Ông nhỏ”. Còn nữ phóng viên Pháp tên Ăng đơ–re vi-ô-lít đã viết: “Thật can đảm lạ lùng. Tay thiếu niên mới anh hùng làm sao!” Vì bà này được chủ ngục cho vào thăm và phỏng vấn Trọng rồi ghi cảm tưởng đó đăng trên Báo Sài Gòn.

Vào một buổi sáng cuối mùa xuân năm 1931, Lý Tự Trọng với thân hình đầy thương tích đang rỉ máu, đi từ bót Catina đến tòa đại hình Sài Gòn. Tại đây chúng kết tội tử hình. Anh bình tỉnh nhận án chém đầu và dõng dạc tuyên bố trước công chúng và quan tòa:

“Tôi chưa đủ tuổi thành niên, nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không có con đường nào khác...”

Báo chí thời ấy đưa tin “Một vụ án làm đổ nhiều mực” và làm công chúng thán phục người cộng sản trẻ lần đầu tiên xuất hiện trước án đường Sài Gòn và cả nước, vì trước kia chỉ xử án những người thành niên hoặc cao niên.

Trở lại khám tối chờ ngày chết, những tên cai ngục vân thay “Ông Trọng” tập thể dục đều đều. Một hôm vợ của chủ khám ngục  đến lớn la hỏi thăm Trong muốn điều gì thì xin biểu. Sau mấy lần hỏi han, anh vui vẻ trả lời can có một quyển Kiều để xem và được toại  nguyện. Từ dạo ấy đã có cố Nguyễn Du và nàng Kiều, Từ Hải bên cạnh chàng trai Tự Trọng yêu đời. Tuy họ sống chung với nhau chỉ thời gian ngắn ngủi, rồi xa nhau mãi mãi để gặp nhau ở thế giới khác.

Sáng ngày 20/11/1931, Lý Tự Trọng ra đi giữa tiếng thét vang “Đả đảo tòa án thực dân xử tử Lý Tự Trọng” của các tù nhân chính trị Khám Lớn Sài Gòn.

Trước khi lên máy chém, Lý Tự Trọng hát trọn bài Quốc tế ca câu mở đầu “Vùng lên hỏi các nô lệ ở thế gian...”

Để tưởng nhớ đời đời người thanh niên cộng sản đầu tiên của Đoàn, Ngành giáo dục tỉnh Bình Dương đã đặt tên trường Tiểu học Lý Tự Trọng tại thị trấn An Thạnh, huyện Thuận An năm 2003.

LY TU TRONG STREET

In 1999, named Ly Tu Trong, formerly Phu Tho Road, from Nguyen Tri Phuong Street to 747m, to Phan Boi Chau Street.

Le Huu Trong, born in 1913 in Nakhon Province, Thailand, is the son of patriotic grapevine Le Van Dai, from Thach Minh, Thach Ha district, Ha Tinh province, because of social activities, so he is wanted by France to flee from his homeland.

By the time Le Huu In was 10 years old (1923), the group sent to study. TungShan province guangdong (China). Nguyen Ai Quoc (Ly Thuy) named Ly Tu Trong Tu Trong by teachers of Han Literature, English and History. Thanks to the rapid acquisition, after a year of school, Trong was able to speak, write, hear Han Literature ... and began to work as a secret liaison for the Patriotic Secret Society while attending both students. Trong's task is to bring confidential documents of the Vietnamese youth revolutionary comrades from Guangzhou to Shanghai so that someone can transfer to his home country. In 1926, Ly Tu Trong was selected to attend a political training class to train elite Young Vietnamese overseas and at home, finish their studies and return to work in his country.

In 1929, 16-year-old Li Tu Trong, assigned to Saigon, accompanied by Comrade Ung Van Khiem, came to meet the youth facility in this city. In the establishment of the "Communist Youth Union" and active handshakes.

 In 1930 on the land of Saigon - Cho Dai (although still living in the long night of slavery of french colonial and half feudal), but lit a red flag after the founding of the Communist Party of Vietnam. Since then, waves of strong public struggle have erupted everywhere. Therefore, the organization assigned the delegation official, Ly Tu Trong, to do special contact work for the Nam Ky Commissar to the Party Central Committee, and also received documents from overseas Party establishments to be brought to Saigon by secret members of the seagoing vessel.

 Trong speaks Cantonese with South China, speaks English to Westerners. At that time, he disguised himself as a co-worker living with the Saigon port workers and regularly brought documents to the base of the Committee, Comrade Nguyen Chi Dieu or brought documents to the Commissar, Comrade Ngo Gia Tu (Bach).

These important tasks are always carried out by him (also known as - Trong Con) with cunning, courage, and always complete excellent tasks as commented by the later revolutionary elders Hoang Quoc Viet, Ha Huy Giap, Le Van Luong ... They also emphasized that although there were many exemplary communist youths, it was rare to have people as good at many students as Li Tu Trong.

This young communist is known that the Party organization in Sà Saigon is mobilizing the people here to celebrate the one-year anniversary of the Yen Bai uprising (February 9, 1930), so asked the comrade in charge to go to the task of protecting the speech officer. The comrade in charge disagreed and had advice: "Whatever you do, who can do your job?" But "Trong Con" refused to heed that advice, sneaked away and brought a handgun to use.

On the afternoon of Sunday, February 9, 1931, after everyone watching the football spread out to the road with 4 Legranol near Mayer ballpark, comrade Phan Boi (1911 - 1949) party officials were addressing a large number of compatriots about the crimes of french reactionary colonialists and their henchmen who massacred the rebellion in Yen Bai by the lice. Vietnamese nationalist revolutionary leader...

Then the secret detective named Legranol rushed to arrest Comrade Phan Boi. Li Himself immediately fired two shots to end the invader's life. Secret agents and green loincloths surrounded and captured comrades Phan Boi and Ly Tu Trong, other comrades present such as Duong Quang Dong because they did not show their faces, so they avoided, later recounted.

During the six months Li Himself Trong was held by the French at Catina Prison, he endured torture like many other revolutionary soldiers. There have been a small number of people who could not bear the pain of declaring, or surrendering to the loss of the party establishment. The rest of Ly Tu Trong and many other comrades such as Phan Boi kept the communist atmosphere, keeping the party organization and facilities safe among the masses.

It was Nao, the Chief Conssetrict of Nam Ky who led the interrogation and torture of this young communist soldier. He just said that nguyen huy, whose gun was given money by a stranger and gave the gun to shoot, unknown strangers! But two days later, the investigators said that it was not Nguyen Huy but "Trong Con" because a traitor had declared it. Since then, they have unleashed more and more brutal torture, but still have no information other than his "Don't Know"!

In the face of Mr. Trong's indomitable spirit, the investigators and guards did not dare to open their mouths to say "Boy" as he had previously scorned. They changed their voices to "Little Man." A French journalist named E-o'er has written: "It's strange courage. What a hero is the new boy!" Because she was allowed to visit and interview Trong by the prison owner and record that feeling published in the Saigon Newspaper.

One morning in late spring 1931, Li Tu Trong, with his wounded body bleeding, went from Catina to saigon.... Here they sentenced to death. He received a beheading sentence and made a public and magistrate's statement:

"I am not yet old enough, but I am wise enough to understand that the path of youth can only be the path of revolution and there is no other path..."

The press at the time reported "A case that spilled a lot of ink" and made the public admire the young communist for the first time before the saigon road and the whole country, because previously only sentenced adults or seniors.

Returning to the clinic to wait for the day of death, the guards and "Mr. Trong" exercised regularly. One day the wife of the prison master came to ask in what he wanted, please ask for a schedule. After several inquiries, he happily replied that he had a book to watch and was satisfied. Since then, there have been the late Nguyen Du and Kieu, Xu Hai next to the boy Tu Trong who loves life. Although they lived together for only a short time, then separated forever to meet in another world.

On the morning of November 20, 1931, Ly Tu Trong died amid the shouts of "Overturning the colonial court to execute Ly Tu Trong" of saigon's Grand Medical Prisoners.

Before boarding the guillotine, Li Tu Trong sang the entire international song "The region asks the slaves in the world..."

In memory of the first communist youth of the Delegation, binh Duong education sector named Ly Tu Trong Primary School in An Thanh town, Thuan An district in 2003.

Tags
Bình luận (0)
Nội dung bình luận
Gửi hình Gửi bình luận