ĐƯỜNG NGUYỄN AN NINH

15/12/2021 01 : 28 PM 398

Từ đường Cách Mạng Tháng 8, đi 198m đến đường Lý Thường Kiệt, thuộc Phường Phú Cường. Đường mang tên Nguyễn An Ninh từ năm 1980 đến nay không thay đổi.

Nguyễn An Ninh sinh 15.9.1899, nguyên quán tại xã Long Thương, huyện Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An). Cha là Nguyễn An Khương, một nhà văn hóa yêu nước, sinh quán bên nội ở xã Quán Tre, huyện Hóc Môn, tỉnh Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh).

 

Nguyễn An Ninh khi lớn lên lập thân, lập nghiệp bằng con đường vào học các trường quốc ngữ và Pháp ngữ từ Sài Gòn ra Hà Nội. Sau khi học 2 năm Cao đẳng Y học, năm 1916 Ông tìm cách sang Paris thi vào ngành Luật. Sau khi tốt nghiệp Cử nhân luật (1920), người trí thức này ở lại thủ đô Pháp để nghiên cứu lấy bằng Tiến sĩ Luật. Nhưng không thành công vì ông hoạt động chính trị yêu nước, bị bọn mật thám Pháp theo dõi, gây nhiều phiền hà, cản trở việc học tập, đồng thời thiếu bạn đồng môn nên chuyển hướng mới. Âu cũng là nhân cách của Nguyễn An Ninh.

Từ năm 1921 trở đi, Nguyễn An Ninh là một trong năm người trí thức Việt kiều đang hoạt động yêu nước ở thủ đô Pháp: Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Ái Quốc, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh. Do vậy nhà cầm quyền pháp tìm cách trục xuất nhóm “ngũ long tri thức” này mỗi người đi mỗi nơi. Nguyễn Ái Quốc sang Mát-xcơ-va, Phan Châu Trinh đến thành phố Marseille, Phan Văn Trường về nước trước, Nguyễn An Ninh về Sài Gòn.

Sự có mặt ở Sài Gòn của nhà Cử nhân Luật trẻ có tài diễn thuyết chính trị, yêu nước, rất hùng biện (Nguyễn An Ninh) từ những năm còn ở Paris đã có tiếng vang đến Sài Gòn) đã làm phong, yêu nước sôi nổi hẳn lên. Ông được nhiều nơi thỉnh mời.

Lúc 20 giờ ngày 21.1.1923, Luật sư Nguyễn An Ninh có Hội quán do Hội Khuyến học Nam kỳ mới, đăng đàn diễn. bằng tiếng Pháp với đề tài “LỖI déal de la Jeunesse Annamic nghĩa là lý tưởng của thanh niên An Nam, trước hàng trăm nhàtrí thức Việt Nam ngưỡng mộ. Báo Chuông Rè (La CloCheféled). đăng lại nội dung gây tiếng vang xôn xao trong xã hội và lọt vào tai nhà cầm quyền Pháp.

Họ bực tức vì nội dung góp ý kiến cho nhà đương chức: “... tạo ra cho xứ sở một nhóm trí thức”. Do vậy quan Thống đốc Nam kỳ Cognac rất bất mãn với tác giả và cho mời Nguyễn An Ninh đến văn phòng. Thống đốc nói: “Bản chức không cần đến trí thức ở xứ này; nếu ông muốn đào tạo trí thức thì hãy đi Mạc tự khoa mà đào tạo”.

Theo nhận định của giáo sư Trần Văn Giàu về ý nghĩa “bài diễn thuyết không có gì chống Pháp dữ tợn...” mà “có lẽ Nguyễn An Ninh là người đầu tiên học Tây khá cao đã dám đấm Khổng Giáo mấy quả đấm kinh hồn...” [1]

Ngoài ra Nguyễn An Ninh trang bị cho thanh niên một lý tưởng đứng về phía văn hóa dân tộc để phủ định nền văn hóa ngoại lai đang thống trị. Do vậy diễn giả khẳng định: “Nền văn hóa là linh hồn của dân tộc”. Lời kêu gọi tha thiết của diễn giả: Lý tưởng thanh niên phải nhằm mục tiêu giải phóng đất nước khỏi ách văn hóa của ngoại bang cả Tây lẫn Tàu.

Với nội dung và ý nghĩa đó, Nguyễn An Ninh là người truyền bá tư tưởng yêu nước, mở đầu cuộc đấu tranh ôn hòa với nhà cầm quyền đương thời và bọn tay sai của chúng.

Không dừng lại ở tư tưởng, sang năm 1926, Nguyễn An Ninh sáng lập ra tổ chức Thanh niên cao vọng đảng. Kết quả thu được quá lớn, có hơn 7.000 hội viên tham gia ở Sài Gòn và Nam kỳ, trong đó có những nhóm ở huyện Lái Thiêu (Thuận An ngày nay), ở đề pô xe lửa Dĩ An (huyện Dĩ An ngày nay), ở thị trấn Uyên Hưng (huyện Tân Uyên).

Sự phát triển tư tưởng yêu nước của Nguyễn An Ninh táo bạo hơn thể hiện ở báo Tiếng Chuông Rè số 58 ngày 5.4.1926. Ông bị thực dân Pháp bắt, liền được các tầng lớp nhân dân Nam, Trung, Bắc đấu tranh buộc nhà cầm quyền phải trả tự do.

Như đại bàng tung cánh giữa cơn bão táp, năm 1927, ông Nguyễn An Ninh soạn giả, viết vở tuồng Hai Bà Trưng đem xuất bản, được công chúng nhiệt liệt hoan nghênh, liền bị Pháp ra lệnh tịch thu không được trình diễn trên sân khấu. Lý do là cổ động chống lại “mẫu quốc” tức lấy chuyện Tàu để đánh Tây.

Những năm 1928 trở đi, ông Nguyễn An Ninh tạm dừng làm báo, sáng tác và đi vào các vùng nông thôn, vùng công nhân, dân nghèo thành thị. Để tránh sự theo dõi bọn mật thám, quan làng, ông lấy danh nghĩa người bán dầu cù là để dễ dàng làm công việc truyền bá tư tưởng yêu nước, chống lại chính sách cai trị thực dân Pháp ở Đông Dương như toàn quyền A.Varene (1925 - 1928) đang thực thi là lời hứa suông, là bánh vẽ. Nguyễn An Ninh còn khuyên nhú mọi người đừng nghe, đừng theo Bùi Quang Chiêu lập đảng “Thanh Niên” (20.10.1926). Lý do đảng này được sự bảo hộ của Pháp và theo “chủ nghĩa Pháp Việt đề huề” chống lại phong trào yêu nước chân chính đang bùng lên ở nước ta.

Những nghĩa cử của nhà trí thức Nguyễn An A tương đồng với chủ trương của tổ chức Việt Nam mạng đồng chí hội do Nguyễn Ái Quốc sản khắp Nam, Trung, Bắc. Có sự kiện diễn ra ở vùng Lái Thiêu, khi ông Nguyễn An Ninh đang ngồi tù ở Sài Gòn chung với các đảng viên Lê Trọng Mân (Khôi)... có bàn giao danh sách những hội viên Cao Vọng Đảng của mình cho Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội giáo dục. Sau đó ngoài nhà tù được thực thi đúng như vậy.

Lời nhận xét của đồng chí Nguyễn Văn Linh khi còn sinh thời về ông: “Nguyễn An Ninh là một nhà yêu nước vĩ đại. Là một trí thức tầm cỡ, nếu chịu khuất phục bọn đế quốc, chắc chắn ông sẽ giàu có và sống vương giả. Nhưng vì yêu nước thương dân ông đa: quần chúng lao khổ vận động họ chống lại đế quốc và tay sai…” [2]

Quá trình hoạt động của ông Nguyễn An Ninh nếu tính từ năm 1920 đến 1940, ở nước Pháp và ở Việt Nam, đã tạo được những ấn tượng đặc sắc về báo chí yêu nước và cách mạng, qua 10 tờ báo và 3 đầu sách viết tiếng Pháp, tiếng Việt. Trong đó có những tờ báo và sách do ông là chủ bút, còn lại là người cộng tác viên tích cực với các đảng viên cộng sản làm chủ nhiệm. Đó là báo L'avan gard (Tiên phong) Hà Huy Tập; báo Dân chúng -Nguyễn Văn Cừ; báo Le Paria (Người cùng khổ) Nguyễn Ái Quốc...

Với thời gian 20 năm hoạt động công khai, hợp pháp, ông đã bị Pháp cầm tù 5 lần và lần sau cùng năm 1943. Nhà trí thức yêu nước trở thành tù nhân chính trị bị kêu án đày ra Côn đảo vận hành sống lạc quan và có những ấn tượng phát triển mạnh mẽ ở phòng 7, bagne II W…

Ông Nguyễn An Ninh có lúc làm thầy giáo dạy Pháp văn cho anh em bạn tù chính trị. Họ quan hệ thân thuộc với nhau như anh em trong đại gia đình yêu nước.

Ông đã thể hiện sự tương đồng với những người cộng sản sau khi tranh luận với nhau rất sôi nổi, gay gắt những vấn đề cực kỳ quan trọng về quan điểm của học thuyết Mác-Lênin, về phương pháp đấu tranh bạo lực cách mạng, về vai trò quần chúng...

Ông chân thật, thẳng tính, vui vẻ nên được nhiều anh em cảm mến như Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng...

Đồng chí Phạm Văn Đồng: “Tôi phải nói rằng Nguyễn An Ninh là một chiến sĩ cách mạng giàu lòng yêu nước và ý chí đấu tranh…” [3]

Vào đm 14.8.1943, ông Năm Nguyễn An Ninh đột ngột qua đời trên giường bệnh xá tù Côn đảo. Trước đó có tên chúa đảo Tisseyse đã đến đưa cho ông Năm một tờ giấy viết sẵn xin ân xá. Ông Năm tỏ thái độ chống đối. Sau đó tên chúa đảo mật lệnh cho tay sai “chích một liều thuốc độc”.

Tù nhân chính trị sống chung ông đã tìm được một bài thơ để lại nhan đề Sống và Chết [4]

“Sống mà vô dụng, sống làm chi

Sống chẳng lương tâm sống ích gì?

Sống trái đạo người, người thêm tủi

Sống quên ơn nước, sống càng khi

---

Chết đó rõ ràng danh sống mãi

Chết đây chỉ chết cái hình hài

Chết vì Tổ Quốc, đời khen ngợi

Chết cho hậu thế đẹp tượng lại

Tại tỉnh Thủ Dầu Một sau năm 1945, theo chủ trương chí Nguyễn Văn Tiết, Bí thư tỉnh ủy, cho đại đội 1 (ở Lái Thiêu thuộc chi đội I mang tên đại đội Nguyễn An Ninh, vì nơi đâu từng có nhóm thanh niên yêu nước là tổ chức hội kín Nguyễn Ninh những năm 1929..., trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Tiết.

[1] Trần Văn Giàu, Sự phát triển tư tưởng ở Việt Nam….NXB KHXH, Hà Nội, Tập II, 1995, trang 315

[2] Nguyễn Văn Linh, cựu Tổng Bí Thư ĐCSVN, báo Sài Gòn Giải Phóng 14.8.1993

[3] Phạm Văn Đồng, nguyên UV BCHTW, ĐCSVN, cựu Thủ tướng nước CHXHCNVN, báo Sài Gòn Giải Phóng 14.8.1993

[4] Nguyễn Xuyến, Nguyễn An Ninh nhà báo yêu nước,… báo Bình Dương 2004

---------------------

NGUYEN AN  NINH STREET

From The August Revolution Road, go 198m to Ly Thuong Kiet Street, in Phu Cuong Ward. Nguyen An Ninh street since 1980 has not changed.

Nguyen An Ninh was born on September 15, 1899, originally in Long Thương commune, Can Giuoc district, Cho Dai province (now Long An province). His father is Nguyen An Khuong, a patriotic culturalist, born in The Tre commune, Hoc Mon district, Gia Dinh province (now Ho Chi Minh City).

 

Nguyen An Ninh when he grew up, established his career by the way to attending the national and French language schools from Saigon to Hanoi. After studying for two years at the College of Medicine, in 1916 he sought to go to Paris to take a law exam. After graduating with a Bachelor of Law (1920), the intellectual stayed in the French capital to study for a Doctorate in Law. But it was unsuccessful because he was a patriotic political operative, was spied on by French secret agents, caused a lot of trouble, hindered his studies, and lacked a colleague so he changed direction. Europe is also the personality of Nguyen Security.

From 1921 onwards, Nguyen An Ninh was one of five overseas Vietnamese intellectuals who were actively patriotically in the French capital: Phan Van Truong, Nguyen The Truyen, Nguyen Ai Quoc, Phan Chau Trinh, Nguyen An Ninh. So the French authorities sought to expel this group of "five knowledgeal dragon" who each went everywhere. Nguyen Ai Quoc to Moscow, Phan Chau Trinh to Marseille, Phan Van Truong to return home first, Nguyen An Ninh to Saigon.

The presence in Saigon of the young Law Bachelor with political, patriotic, very eloquent speeches (Nguyen An Ninh) from his years in Paris has had a buzz to Saigon) has made the style, patriotism very much. He was invited by many places.

At 20:00 on January 21, 1923, Lawyer Nguyen An Ninh had a conference held by the New Southern Association for The Promotion of Learning. in French with the theme "ERROR déal de la Jeunesse Annamic means the ideal of The Youth of Annam, in front of hundreds of vietnamese intellectuals admiring. La CloCheféled. Reposting the content that caused a stir in society and caught the ear of the French authorities.

They were exasperated by the content of their comments to the incumbent: "... It gives the country a group of intellectuals." Therefore, the Governor of Nam Ky Cognac was very dissatisfied with the author and invited Nguyen An Ninh to the office. The governor said, "There is no need for intellectuals in this country; If you want to train intellectuals, go to the self-department and train."

According to Professor Tran Van Giau on the meaning of "the speech there is nothing fiercely anti-French ..." "Perhaps Nguyen An Ninh was the first person to study the West quite high and dared to punch Confucius with a terrible punch..." [1]

In addition, Nguyen An Ninh equips young people with an ideal of siding with national culture to necise the foreign culture that is dominating. Therefore, the speaker affirmed: "Culture is the soul of the nation." The speaker's earnest appeal: The ideal of youth must aim to liberate the country from the cultural yoke of both Western and Chinese foreign countries.

With that content and meaning, Nguyen An Ninh was the propagator of patriotic thought, opening a peaceful struggle with the contemporary authorities and their henchmen.

Not stopping at thought, in 1926, Nguyen An Ninh founded the Party's High Youth Organization. The results were too large, there were more than 7,000 members participating in Saigon and Nam Ky, including groups in Lai Thieu district (present-day Thuan An), in The Di An train (present-day Di An district), in Uyen Hung town (Tan Uyen district).

The development of nguyen an ninh's patriotic ideology was bolder as shown in the 58th Bell Newspaper on April 5, 1926. He was arrested by the French colonialists, and the people of South, Central and North fought to force the authorities to be released.

Like an eagle fluttering in the middle of a storm, in 1927, Mr. Nguyen An Ninh composed and wrote the book Hai Ba Trung published, which was warmly welcomed by the public, and was ordered by the French not to perform on stage. The reason is to advocate against the "mother country" i.e., take the Story of The Ship to fight the West.

In 1928 onwards, Mr. Nguyen An Ninh stopped working as a journalist, composed and went into rural areas, working-day areas and urban poor people. In order to avoid spying on the secretaries, the village official, he took the name of a tickling oil salesman to easily do the work of spreading patriotic thought, against the policy of French colonial rule in Indochina as governor-generalA. Varene (1925-1928) is fulfilling an empty promise, a drawing cake. Nguyen An Ninh also advised people not to listen, not to follow Bui Quang Chieu to form the "Youth" party (October 20, 1926). The reason this party is protected by France and according to "Vietnamese Faism" against the genuine patriotic movement is emerging in our country.

The gestures of intellectual Nguyen An A are similar to the policy of the Vietnamese organization networking comrades by Nguyen Ai Quoc throughout The South, Central and North. There was an event in Lai Thieu region, when Mr. Nguyen An Ninh was in prison in Saigon with party members Le Trong Min (Khoi)... have handed over the list of members of Cao Vong Party to Vietnam Youth Revolutionary Comrades Education. Then outside the prison is done exactly like that.

Comrade Nguyen Van Linh commented on him at his time: "Nguyen An Ninh is a great patriot. As a great intellectual, if he succumbed to the imperialists, he would surely be rich and regal. But because patriotism loves his people: the masses labor hard to mobilize them against the empire and their henchmen..." [2]

The process of Mr. Nguyen An Ninh's activities from 1920 to 1940, in France and in Vietnam, has created a unique impression of the patriotic and revolutionary press, through 10 newspapers and 3 books written in French and Vietnamese. Among them are newspapers and books he is the editor of, the rest are active collaborators with communist party members. It is L'avan gard (Pioneer) Ha Huy Xi; People's Daily -Nguyen Van Cu; Le Paria newspaper (Suffering Man) Nguyen Ai Quoc...

With 20 years of public, legal operation, he was imprisoned five times by France and the last time in 1943. The patriotic intellectual turned political prisoner was called to exile to Con Dao to live optimistically and had strong impressions in Room 7, Bagne II W...

Mr. Nguyen An Ninh at one time worked as a french teacher for his political cellmates. They are as close to each other as brothers in the patriotic family.

He showed similarities with the communists after arguing with each other very passionately, harshly on extremely important issues about the views of Marxist-Leninism, on the method of fighting revolutionary violence, about the role of the masses ...

He is honest, straight, happy should be loved by many brothers such as Ha Huy Xi, Le Hong Phong, Le Duan, Pham Van Dong, Pham Hung ...

Comrade Pham Van Dong: "I must say that Nguyen An Ninh is a revolutionary soldier rich in patriotism and the will to fight..." [3]

On the night of August 14, 1943, Mr. Nguyen An Ninh died suddenly in the bed of Con Dao prison. Earlier, the name of the island lord of Tisseyse came to give Mr. Five a paper written ready for amnesty. Mr. 5 expressed his opposition. Then the lord reversed the secret ordering the henchman to "inject a poison."

The political prisoner who lived with him found a poem titled Life and Death. [4]

"Living is useless, living as a job.

What is the benefit of living without conscience?

Living against the earth, who is more ashamed.

The more you forget the water, the more you live when

---

That death is clear the name lives forever.

Dying here only dies in form.

Death for the fatherland, life of praise

Death to the beautiful posterity

In Thu Dau Mot province after 1945, according to the policy of Nguyen Van Triet, Secretary of the Provincial Party Committee, for the 1th Company (in Lai Thieu of the first division named Nguyen An Ninh Company, because where there was a group of patriotic youths was the Nguyen Ninh secret society in 1929..., There’s Comrade Nguyen Van Chieu in there.

[1] Tran Van Giau, The Development of Thought in Vietnam....Social Science Publishing House, Hanoi, Volume II, 1995, page 315

[2] Nguyen Van Linh, former General Secretary of the Communist Party of Vietnam, Saigon Liberation Newspaper 14.8.1993 

[3] Nguyen Van Linh, former General Secretary of the Communist Party of Vietnam, Saigon Liberation Newspaper 14.8.1993 

[4] Nguyen Xuyen, Nguyen An Ninh patriotic journalist,... Binh Duong Newspaper 2004

Tags
Bình luận (0)
Nội dung bình luận
Gửi hình Gửi bình luận