ĐƯỜNG NGUYỄN CHÍ THANH

15/12/2021 02 : 29 PM 459

Năm 1999 mang tên đường Nguyễn Chí Thanh, trước là đường tỉnh lộ 742, từ đại lộ Bình Dương, đi 6100m, đến cầu Ông Cộ, thuộc xã Hiệp An, Tương Bình Hiệp – Tân An.

Nguyễn Chí Thanh sinh ngày 1.1.1914, trong một gia đình nông dân ở thôn Niệm Phò, xã Quảng Thọ, huyện Quang Điền, tỉnh Thừa Thiên. Tên khai sinh là Nguyễn Vịnh. Những năm 1931 – 1936, anh tham gia hoạt động trong phong trào bí mật của thanh niên yêu nước do chi bộ cộng sản ở Huế lãnh đạo. Đến năm 1937, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam tại Huế. Năm 1943, đồng chí Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư chi bộ, sau đó làm Bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên, trong khoảng thời gian này bị Pháp bắt 3 lần (1938, 1939, 1943) và lần lượt vượt ngục tiếp tục công tác.

Sau ngày 9.3.1945, Nhật đảo chính Pháp, đồng chí được cấp ủy đảng tỉnh nhà cử đi dự Quốc dân Đại hội Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang tại chiến khu Việt Bắc, tháng 8.1945. Tại đây Nguyễn Chí Thanh20 được đại hội bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng được chỉ định giữ chức Bí thư xứ ủy Trung Kỳ. [1]

Đến thời kỳ kháng chiến chống Pháp, những năm 1946 đồng chí làm chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam đầu tiên. Sau đó Nguyễn Chí Thanh được chuyển làm Bí thư liên khu IV, nhằm sửa chữa những lệch lạc về tư tưởng và hành động trong đảng bộ. Chủ trương về trường kỳ kháng chiến, tự lực cánh sinh được các đồng chí quán triệt hơn, mối quan hệ giữa đảng và quần chúng cũng được tăng cường.

Cuối năm 1950, sau chiến thắng Biên giới (11.1950), quân dân ta “còn phải đánh thắng và phải thắng nhiều trận gay go hơn, to tát hơn nữa mới đi đến thắng lợi hoàn toàn” [2], đồng chí Nguyễn Chí Thanh được Đảng điều động làm chủ nhiệm Tổng cục chính trị quân đội nhân dân Việt Nam. Đến tháng 2.1951, được dự đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng, được bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng, vào Bộ chính trị, làm Ủy viên hội đồng quốc phòng. Năm 1959, được chính phủ phong quân hàm Đại tướng.

Năm 1960, đồng chí được dự đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng, tái cử vào Ban chấp hành Trung ương Đảng, bầu vào Bộ chính trị và Ban bí thư Trung ương Đảng. Đến năm 1961, được phụ trách Ban nông nghiệp của Đảng và đẩy mạnh khí thế cách mạng trong quần chúng.

Trong thời kỳ này đang có ba phong trào thi đua yêu nước ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa: Sóng duyên hải của công nhân, gió Đại phong của nhân dân, cờ ba nhất của quân đội. Tất cả vì miền Nam ruột thịt chống Mỹ, cứu nước.

Ba năm sau, năm 1964, do nhu cầu cấp thiết của cuộc kháng chiến ở miền Nam, Đảng lại điều động đồng chí Nguyễn Chí Thanh đi B làm nhiệm vụ Bí thư Trung ương cục Miền Nam, Chính ủy quân giải phóng Miền Nam.

Tháng 10.1964, tại căn cứ R (Bắc Tây Ninh), đồng chí trình bày các tư tưởng chiến lược của Trung ương Đảng, của Bác Hồ và đồng chí Lê Duẩn. “Đến lúc đó, Trung ương Đảng đã nắm chắc quy luật của quá trình phát triển cách mạng hai Miền, điều khiển quá trình ấy trong mỗi bước đi hài hòa và bổ sung cho nhau.” [3]

Vào giữa năm 1965, sau khi quân Mỹ ồ ạt đổ lực lượng đông đảo, mạnh mẽ vào chiến trường miền Nam, quân dân ta đang đứng trước thử thách lớn. Có đánh được Mỹ không? Đánh bằng cách nào? Ngay thời điểm lịch sử đó, tại Lô Gò (căn cứ Bắc Tây Ninh), đồng chí Nguyễn Chí Thanh đến dự đại hội anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn miền Nam lần thứ nhất, vừa giành được thắng lợi lớn trong chống “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ – Ngụy.

Trước đại hội đồng chí phát biểu, nhấn mạnh quyết tâm: “Cứ đánh Mỹ sẽ tìm ra cách thắng Mỹ”.

Ngày 20.7.1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội ra lời kêu gọi lịch sử: “Dù phải chiến đấu 5 năm, 10 năm, 20 năm hay lâu hơn nữa, chúng ta cũng kiên quyết chiến đấu đến thắng lợi hoàn toàn”.

BIến quyết tâm và lời kêu gọi thiêng liêng thành phong trào của quân dân Miền Nam, đồng chí Bí thư Trung ương cục, Chính ủy quân giải phóng cùng với ban lãnh đạo phát động phong trào “tìm Mỹ mà diệt, tìm Ngụy mà đánh”, đặt ra các danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” và “Đơn vị diệt Mỹ”, Khởi đầu lớn nhất trong 64 ngày đêm (7.1965) ở chiến dịch Bình Giã, Ba Gia và các chiến trường khác ở miền Đông, miền Tây Nam Bộ, Sài Gòn cùng miền trung Trung Bộ.

Đồng chí Nguyễn Chí Thanh rất quan tâm thực tiễn chiến đấu và chiến thắng ở chiến trường, trong đó có ngày 7.2.1966, trên đất thép Củ Chi quân khu Sài Gòn.

Tại căn cứ, mở Đại hội dũng sĩ diệt Mỹ, bình bầu được 20 cá nhân là dũng sĩ diệt Mỹ và rút ra kết luận về 10 khả năng đánh Mỹ của chiến tranh nhân dân: Ai ai cũng được đánh Mỹ. Vũ khí gì cũng đánh Mỹ. Đánh bằng vũ trang, đánh bằng chính trị, đánh bằng binh vận.

Đầu mùa xuân năm 1967, theo sự chỉ đạo của Ban bí thư Trung ương Đảng, đồng chí Nguyễn Chí Thanh trở ra Hà Nội nhận công tác mới, còn lại đồng chí Phạm Hùng làm Bí thư Trung ương Cục kiêm chỉnh ủy Miền. Vào lúc 9 giờ ngày 6 tháng 7 năm 1967, đại tướng Nguyễn Chí Thanh qua đời tại Hà Nội, do nhồi máu cơ tim gây đột qụy!

Do công lao và thành tích đối với cách mạng, nhất là những năm 1965 – 1967 đồng chí Nguyễn Chí Thanh là đại tướng, chính ủy quân giải phóng miền Nam, Bí thư TW Cục miền Nam (ngoài ra còn giữ những chức trách quan trọng: Uy viên Bộ Chính trị khóa II. III), đồng chí Thanh được tặng thưởng: Huân chương sao vàng Hồ Chí Minh, Huân chương quan công hạng nhất, Huân chương chiến thắng hạng nhất.

Ngày 14.10.2004, Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, tổ chức lễ khánh thành tượng đài Nguyễn Chí Thanh tại công viên, thị trấn Quảng Điền quê hương Anh.

[1] Nguyễn Chí Thanh tên Bác Hồ đặt thay cho tên Nguyễn Vĩnh

[2] Hồ Chí Minh: Gửi các chiến sĩ thắng trận Cao Bằng Lạng Sơn

[3] Trận Bạch Đằng, Côn Đảo ký sự và Tư liệu, sđd, tr 207

NGUYEN CHI THANH STREET

In 1999, it was named Nguyen Chi Thanh Street, formerly Provincial Road 742, from Binh Duong Boulevard, go 6100m, to Ong Co Bridge, in Hiep An Commune, Tuong Binh Hiep - Tan An.

Nguyen Chi Thanh was born on January 1, 1914, in a farming family in Niem Pho village, Quang Tho commune, Quang Dien district, Thua Thien province. Birth name is Nguyen Vinh. In the years 1931 - 1936, he participated in the secret movement of patriotic youth led by the communist cell in Hue. In 1937, he was admitted to the Communist Party of Vietnam in Hue. In 1943, comrade Nguyen Chi Thanh worked as Party cell secretary and then Secretary of Thua Thien Provincial Party Committee. During this period, he was arrested 3 times by the French (1938, 1939, 1943) and escaped from prison to continue his work.

After March 9, 1945, the Japanese coup d'etat France, he was sent by the provincial party committee to attend the National Congress of Tan Trao, Tuyen Quang province in the Viet Bac war zone, August 1945. Here, Nguyen Chi Thanh was elected to the Central Committee of the Party by the congress and was appointed to hold the position of Secretary of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam. [1]

During the resistance war against the French, in 1946 he was the president of the first Vietnam Youth Union. After that, Nguyen Chi Thanh was transferred to be the Secretary of Inter-region IV, in order to correct the deviations in thought and action in the party committee. The policy of long-term resistance war and self-reliance has been more thoroughly understood by comrades, The relationship between the party and the masses is also strengthened.

At the end of 1950, after the Border victory (11.1950), our army and people "had to win and win many more difficult and bigger battles to reach complete victory"[2]. Comrade Nguyen Chi Thanh was assigned by the Party to be the director of the General Department of Politics of the Vietnam People's Army. In February 1951, he attended the second congress of the Party, was elected to the Central Committee of the Party, to the Politburo, Member of the National Defense Council. In 1959, he was conferred the rank of General by the government.

In 1960, he attended the third congress of the Party. re-elected to the Central Committee of the Party, elected to the Politburo and the Secretariat of the Party Central Committee. In 1961, he was in charge of the Party's Agriculture Department and promoted the revolutionary spirit among the masses.

During this period, there were three patriotic emulation movements in the socialist North: the coastal wave of the workers, the great wind of the people, most three flags of the army. All for the South's blood against America, saving the country.

Three years later, in 1964, due to the urgent need of the resistance war in the South, the Party again sent comrade Nguyen Chi Thanh to B to serve as Secretary of the Central Department of the South, Political Commissar of the South Liberation Army.

In October 1964, at base R (Northern Tay Ninh), he presented the strategic ideas of the Party Central Committee, Uncle Ho and comrade Le Duan. "By that time, the Party Central Committee had firmly grasped the rules of the revolutionary development of the two regions, controlling that process in each step in harmony and complementing each other." [3]

In mid-1965, after the American army poured massive and powerful forces into the southern battlefield, our army and people were facing a great challenge. Can you beat America? Hit how? At that historical moment, at Lo Go (Northern Tay Ninh base), Comrade Nguyen Chi Thanh attended the first congress of heroes and soldiers emulating the whole South, having just won a great victory in the fight against the enemy. special war" of the US - Wei.

Before the General Assembly, he gave a speech, emphasizing his determination: "If you fight America, you will find a way to win against America".

On July 20, 1965, President Ho Chi Minh in Hanoi issued a historic appeal: "Whether we have to fight for 5 years, 10 years, 20 years or longer, we will resolutely fight to complete victory. ".

Turning the resolve and sacred appeal into a movement of the South Vietnamese army and people, the Secretary of the Central Bureau, the Political Commissar of the Liberation Army, together with the leadership, launched the movement "find the US and destroy it, find the Wei and fight against it. ", set up the titles of "U.S. Destroyer Hero" and "American Destroyer Unit", The biggest start in 64 days and nights (July 1965) in the Binh Gia, Ba Gia and other battlefields in the East, Southwest, Saigon and Central Central.

Comrade Nguyen Chi Thanh was very interested in the reality of fighting and winning on the battlefield, including February 7, 1966, on the steel land of Cu Chi in the Saigon Military Region.

At the base, opening the Congress of Heroes to Destroy America, voted for 20 individuals to be the heroes to destroy the US and draw conclusions about 10 possibilities of fighting the US of the people's war: Anyone can fight the US. Any weapon will hit America. Fight with arms, fight with politics, fight with military luck.

In the early spring of 1967, under the direction of the Secretariat of the Party Central Committee, comrade Nguyen Chi Thanh returned to Hanoi to receive a new job, the rest, comrade Pham Hung, was the Secretary of the Central Department of the Department and the Regional Party Committee. At 9 o'clock on July 6, 1967, General Nguyen Chi Thanh died in Hanoi, due to a heart attack causing a stroke!

Due to his merits and achievements to the revolution, especially in the years 1965 - 1967, comrade Nguyen Chi Thanh was a general, political commissar of the South Liberation Army, Secretary of the Central Committee of the Southern Department (in addition, he held important positions in the South Vietnamese Army). Member of the Politburo, term II and III), comrade Thanh was awarded: the Ho Chi Minh Gold Star Order, the First Class Public Service Order, and the First Class Victory Medal.

On October 14, 2004, the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Youth Union held a ceremony to inaugurate the statue of Nguyen Chi Thanh at the park, Quang Dien town, his hometown.

[1] Nguyen Chi Thanh was named by Uncle Ho instead of Nguyen Vinh

[2] Ho Chi Minh: To the soldiers who won the battle of Cao Bang Lang Son

[3] Battle of Bach Dang, Con Dao Chronicle and documents, guided book, page 207

Tags
Bình luận (0)
Nội dung bình luận
Gửi hình Gửi bình luận