ĐƯỜNG TRẦN VĂN ƠN

16/12/2021 05 : 19 AM 441

Năm 1999, đường được mang tên này, trước là hương lộ phường Phú Lợi, đoạn đầu giáp đường Phú Lợi, đi 1.340m đến Đại lộ Bình Dương.

Trần Văn Ơn sinh năm 1931, nguyên quán tỉnh Bến Tre, cha là Trần Văn Nghĩa, công chức bậc thấp và mẹ Huỳnh Thị Tiểu, trú  quán tại nhà 322/10 đường Verolun, Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).

Từ tuổi thơ đến thanh niên sống và theo học ở trường tư thục, công lập Sài Gòn. Trần Văn Ơn luôn thể hiện là một người con có  hiếu với cha mẹ, một học sinh chăm ngoan với thầy cô giáo. Năm 1948 trở đi Trần Văn Ơn là một hội viên mật của Đoàn học sinh  kháng chiến nội thành, tham gia công tác ở trường Pétrus Ký Sài Gòn (nay là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP Hồ Chí Minh).

Năm 1949, trường Pétrus Ký có hơn 1.300 nam nữ học sinh nội trú, ngoại trú. Họ là con, cháu người dân nội, ngoại thành có thân nhân trực tiếp kháng chiến hoặc gián tiếp đang ở Sài Gòn như gia  đình trò Ơn. Bên cạnh đó có một số học sinh do nhóm mật thám Pháp đưa vào để chỉ điểm bắt học sinh mật của Việt Minh tổ chức.

Nhân kỷ niệm 9 năm Nam Kỳ Khởi nghĩa (23/11/1940) tại một số nơi trong đó có trường Pétrus Ký, mật thám đến tìm bắt người Câm đầu học sinh. Đội công tác Thành đã hạ sát hai tên ác ôn để bảo vệ an toàn cho tổ chức kháng chiến. Địch đối phó lại bằng cách bắt đi 2 nữ và 3 nam hoc sinh, gây sự căm phẫn trong học sinh, giáo chức, phụ huynh.

Từ đây đến ngày 23/12/1949, có một số sự kiện chính trị do nhà cầm quyền Pháp đưa ra trong đó có việc đưa Vua Bảo Đại trở về Sài Gòn, dự định đến thăm các trường như: Pétrus Ký, Gia Long.

Trước tình thế phản chính trị này, Ban cán sự Đảng ta ở nội thành vận động một cuộc tổng bãi công, bãi khóa. Đồng chí Nguyễn Việt Hùng trực tiếp chỉ đạo thực hiện chủ trương này ở các  trường học trong đó có trường Pétrus Ký. Kết quả được hơn 2.000 học sinh hưởng ứng tham gia chống Bảo Đại đến thăm trường bằng  cuộc bãi khóa. Trần Văn Ơn vừa là một học sinh tích cực đi vận động các bạn ở 10 trường, vừa là một thành viên hăng hái, cầm đầu nhóm học sinh trường Pétrus Ký đi biểu tình.

Ngày 9/1/1950, nhà cầm quyền Pháp và Thủ hiến Trần Văn Hữu hoảng sợ trước sức mạnh này đã hạ lệnh cho bọn tay sai như Bazin chỉ huy đàn áp. Khi đó có 2.000 học sinh của 10 trường kéo  đến Văn phòng Nha học chính Nam Việt. Họ cử đoàn đại biểu 11 người (4 giáo sư và 7 học sinh) đưa ra 3 yêu sách. Nhà cầm quyền chỉ chấp nhận “Mở cửa trường học cho học sinh nội trú vô học trở lại”, không chấp nhận “trả tự do cho 5 học sinh” và “bảo đảm an ninh cho học sinh nội trú...”

Sự ngoan cố của giặc dẫn đến cao trào đấu tranh, đoàn biểu tình đi đến Dinh thủ hiến Nam kỳ. Tại đây, lúc 9 giờ sáng hôm ấy, hàng ngũ biểu tình hơn 2.500 người tay không, bao gồm nhân dân, học sinh bao vây văn phòng Trần Văn Hữu.

Một cuộc đụng độ giữa 500 tên cảnh sát, xe quân sự, xe xịt nước với những người học sinh tay không tấc sắt. Địch đã bắt 150 người và đánh đập 30 người bị thương nặng.

Trong những tổ học sinh dũng cảm đứng ra đối đầu với địch có - tổ 6 nữ và nam học sinh như Trần Văn Ơn. Họ đã dùng đá, gạch  ném vào đội hình, vào người bọn ác ôn gây sát thương nhiều tín. Hành động quyết chiến ấy được sự cổ vũ của hàng ngàn đồng đội và phụ huynh. Đúng là nhất bộ đội, nhì du kích, thứ ba là học sinh Sài Gòn, đã vận dụng đúng phương ngôn:

Hòn sát ném đi, hòn chì ném lại.

Cao cả hơn: Thà chết không chịu làm nô lệ.

Trò Trần Văn Ơn bị thương nặng cùng 30 đồng bạn được đưa vào nhà thương Chợ Rẫy cấp cứu. Tuy được bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng Trần Văn Ơn hy sinh vào lúc 15 giờ 25 phút chiều ngày 9/1/1950.

 Nhạy cảm trước tình cảnh đau thương, Ban cán sự Đảng nội thành quyết định tổ chức một cuộc lễ truy điệu thật lớn, nhằm phát động tinh thần yêu nước, phát động lòng căm thù giặc Pháp và bè lũ tay sai của chúng, biểu dương thắng lợi của ta, buộc đối phương nhận yêu sách và thông báo địch bị sát thương 50 tên, trong đó có 2 tên Pháp cầm đầu. Ta sẽ biến đám tang Trần Văn Ơn và đồng bạn thành một cuộc biểu tình. Ta sẽ cử Giáo sư Lưu Văn Lang làm  Trưởng ban tang lễ và có biện pháp khác để bảo vệ thắng lợi, vượt qua các tình thế hiểm nguy.

Thi hài Trần Văn Ơn không để ở gia đình mà đưa đến quán ba ngày tại trường Petrus Ký và được ngài giám đốc chấp nhận.

Tại đây thấy rõ tình sâu, nghĩa nặng của các tầng lớp nhân dân ta đối với trò Trần Văn Ơn. Hàng trăm vòng hoa, hàng ngàn người  đeo băng tang trên áo, có một bà lão vái lạy trước bàn thờ Vá Ino với phóng viên nhà báo Nguyễn An Tịnh – Hồng Điểu: "Tôi không lay anh Trần Văn Ơn bình thường. Tôi lay người anh hùng dân tộc” [1]. Bên cạnh có 20 vị giáo sư nam nữ đến đốt tâm hương. Còn thêm vị cựu Thủ tướng Lê Văn Hoạch và một viên cảnh sát cũng tỏ lòng ngưỡng mộ người qua đời.

Sáng ngày 12/1/1950, qua ba ngày tang lễ đến ngày động quan, có hơn nửa triệu đồng bào, học sinh thành phố Sài Gòn tiễn đưa trò Trần Văn Ơn đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Đó là một đám tang của một học trò mà lớn hơn tang lễ các quan chức đương thời từ trước đến nay. Đồng bào, chiến sĩ cả nước ta đều vô cùng thương tiếc một dũng sĩ. Nhiều trang báo, nhiều đài  phát thanh trong nước, ngoài nước đưa tin về sự tích vẻ vang của học sinh Sài Gòn và Trần Văn Ơn là tiêu biểu. Những ngày tang lễ được an toàn, không một kẻ thù nào dám hành động phá bầu không khí trang nghiêm, đau thương, căm uất.

Khi đó, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo Thành ủy Sài Gòn phát động phong trào yêu nước, kháng chiến chống Pháp đến thắng lợi cuối cùng và tăng cường công tác tuyên truyền trong học sinh, sinh viên và thanh niên.

Sau này Trần Văn Ơn được Nhà nước ta truy tặng danh hiệu Liệt sĩ, Bằng Tổ quốc ghi công. Vinh quang khác, Nhà nước chọn ngày 9/1 làm ngày truyền thống yêu nước, cách mạng học sinh, sinh viên Việt Nam.

Nhân kỷ niệm ngày 9 tháng 1 lần thứ 56 (1950 – 2006) Thành phố Hồ Chí Minh đã dựng tượng đài liệt sĩ Trần Văn Ơn tại công viên Lý Tự Trọng.

[1] Nhiều tác giả, Mùa thu rồi, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, Tập 3, trang 418.

TRAN VAN ON STREET

In 1999, the road was named, formerly phu Loi ward, the first section bordering Phu Loi Road, traveling 1,340m to Binh Duong Avenue.

Tran Van Ơn was born in 1931, originally from Ben Tre province, father tran Van Nghia, low-level civil servant and mother Huynh Thi Xiao, stayed at 322/10 Verolun Street, Saigon (now Ho Chi Minh City).

From childhood to young people living and attending private, public schools in Saigon. Tran Van Ơn always showed that he was a son with goodness to his parents, a student who was attentive to his teachers. In 1948, Tran Van Ơn was a secret member of the Inner-City Resistance Student Union, working at Pétrus Ký Saigon (now Le Hong Phong High School, Ho Chi Minh City).

In 1949, Pétrus Ký School had more than 1,300 male and female students in boarding and outpatients. They are children, descendants of people in the interior and suburbs with relatives directly resisting or indirectly being in Saigon as the family of Thank you. Besides, there are some students brought in by the French secret team to indicate the arrest point of the Viet Minh's secret students.

On the 9th anniversary of the Nam Ky Uprising (November 23, 1940) in some places including Pétrus Ký School, secret agents came to find the mute students. The Thanh working group killed two evil men to protect the safety of the resistance organization. The enemy responded by taking away two women and three male students, causing resentment among students, teachers, and parents.

From here until December 23, 1949, there were a number of political events put forward by the French authorities including the return of King Bao Dai to Saigon, intending to visit schools such as Pétrus Ký, Gia Long.

In the face of this anti-political situation, our Party staff in the inner city lobbied for a general strike and lockdown. Comrade Nguyen Viet Hung directly directed the implementation of this policy in schools including Pétrus Ký School. As a result, more than 2,000 students responded to the anti-Bao Dai protest to visit the school with the dismissal. Tran Van Ơn is an active student who campaigns for friends in 10 schools, as a passionate member, leading the group of students from Pétrus Ký school to protest.

On January 9, 1950, French authorities and Premier Tran Van Huu, alarmed by this power, ordered henchmen like Bazin to lead repression. At that time, 2,000 students from 10 schools flocked to the South Vietnamese Main Dental Office. They sent a delegation of 11 people (4 professors and 7 students) to make 3 demands. The authorities only accepted "Reopening schools for unedithful boarding students", not accepting "the release of 5 students" and "ensuring the security of boarding students..."

The stubbornness of the enemy led to the climax of the struggle; the protest team went to the Nam Ky Premier's Palace. Here, at 9 a.m. that morning, the ranks of more than 2,500 people, including people and students, surrounded Tran Van Huu's office.

A clash between 500 police officers, military vehicles, water spray vehicles and students with no iron. The enemy captured 150 people and severely wounded 30.

Among the brave student groups to stand up to the enemy are - 6 women and male students such as Tran Van Ơn. They used stones, bricks thrown at the formation, at the evil people who did a lot of damage. The decisive action was encouraged by thousands of teammates and parents. It is true that the army, the second guerrilla, the third is the Saigon students, who used the right dialect:

The stone is thrown away, the lead is thrownback.

It's bettertodie without being aslave.

Tran Van Ơn was seriously injured and 30 friends were taken to Cho Ray hospital. Despite being treated by a dedicated doctor, Tran Van Ơn died at 15:25 pm on January 9, 1950.

 Sensitive to the painful situation, the Inner City Party Staff decided to hold a great memorial ceremony, in order to launch patriotism, to launch hatred against the French and their henchmen, to show our victory, to force the enemy to receive the claim and to announce that the enemy had been killed 50 names,  There are two French leaders in there. We will turn the funeral of Tran Van Ơn and his friends into a protest. We will send Professor Liu Van Lang as head of the funeral department and take other measures to protect the victory and overcome dangerous situations.

Tran Van Ơn's body was not left at home but was taken to a three-day bar at Petrus Ký School and accepted by the director.

Here, it is clear that the deep, heavy meaning of our people's classes for Tran Van Ơn. Hundreds of wreaths, thousands of mourners on their shirts, an old woman bowed in front of the altar of Vá Ino to journalist Nguyen An Thanh – Hong Ostrich: “I did not shake Mr. Tran Van Ơn normally. I'm going to scare my brother tothe nation”[1] Besides, there were 20 male and female professors who came to burn incense. Former Prime Minister Le Van Plan and a policeman also paid tribute to the deceased.

On the morning of January 12, 1950, after three days of funeral to the day of the day of the earthquake, more than half a million compatriots and students of Saigon city sent Tran Van Ơn to his final resting place.

It was a student's funeral that was bigger than that of his contemporary officials. Our fellow soldiers and soldiers all over the country mourn a brave man. Many newspapers, many domestic and foreign radio stations reported on the glorious achievements of Saigon students and Tran Van Ơn is typical. The days of mourning are safe, no enemy dares to act to break the atmosphere of solemnity, pain, hatred.

At that time, the Southern Committee directed the Saigon City Committee to launch the patriotic movement, resistance against the French to the final victory and strengthen the propaganda among students and young people.

Later, Tran Van Ơn was posthumously awarded the title of Martyr by our State, by the Fatherland. Other glory, the State chose January 9 as the day of patriotic tradition, revolutionary students of Vietnam.

On the occasion of the 56th anniversary of January 9 (1950 - 2006), Ho Chi Minh City erected a monument to the martyr Tran Van Ơn at Ly Tu Trong Park.

[1] Many authors, Mua thu roi, National Political Publishing House, Hanoi, 1996, Volume 3, page 418.

Tags
Bình luận (0)
Nội dung bình luận
Gửi hình Gửi bình luận