TẬP 3: ĐƯỜNG NGUYỄN TRI PHƯƠNG

30/07/2022 08 : 23 PM 208

Nguyễn Tri Phương có tên thật là Nguyễn Văn Chương (1800 – 1873) thân là ông Nguyễn Văn Đảng và bà Nguyễn Thị Thể, quê làng Đường Long, tổng Chánh Lộc, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. 

Ông vốn thông minh, có tài đức, văn võ song toàn nên được triều đình nhà Nguyễn trọng dụng, được vua cử đi kinh lược và dẹp loạn từ Nam ra Bắc. 

Năm 1850, vua Tự Đức cải tên ông là Nguyễn Tri Phương với thẩm ý: dũng mãnh và mưu lược. Ba năm sau, ngài được thăng chức Điện hàm Đông các đại học sĩ và lãnh chức Kinh lược sứ Nam Kỳ. Ông còn có công đầu lập các đồn điền, khai hoang lập ấp ở các tỉnh Nam Bộ, từng làm khâm sai đại thần Tổng quân vụ kiêm Tổng đốc các tỉnh Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An Giang, Hà Tiên... 

Tháng 2/1859, thành Gia Định bị quân đội Pháp tiến đánh lần thứ nhất bằng những vũ khí tối tân như đại bác, tài chiến và lực lượng bộ binh tinh nhuệ. Đến ngày 25/2/1861, đồn binh thất thủ, nhiều binh sĩ hy sinh, tướng Nguyễn Duy (em ruột của ông) cũng tử trận, bản thân cũng bị thương nặng. 

Theo lệnh của ông, binh sĩ còn lại rút về lập đồn lũy ở thành Biên Hòa, tổ chức quân dân làm chướng ngại vật cản sông Đồng Nai ở khúc sông Long Đại, đường sông Nhà Bè – Biên Hòa. 

Đến năm 1862, xứ Nam kỳ bị rơi vào ách cai trị của Pháp, triều đình Huế ký hòa ước, Nguyễn Tri Phương được vua cử ra Bắc làm Tổng đốc Hải An Quân vụ và xem xét việc quân cơ ở Bắc Kỳ. 

Vào ngày 19.11.1873, giặc Pháp đánh úp Hà Nội, Nguyễn Tri Phương là tướng trấn thủ Hà Nội lúc đó. Ông tổ chức quân dân chống cự quyết liệt, bị thương lần thứ hai và bị bắt. 

Không để cho quân thù lợi dụng điều gì tổn hại đến thanh danh và quốc sự, ông kiên quyết tuyệt thực cho đến chết tại nhà tù. 

Ngày 20.12.1873 (năm Quý Dậu), Nguyễn Tri Phương thọ 73 tuổi. 

Ngôi đình thờ linh vị ông được đặt tại bờ sông nơi đắp cản đá hàn chống giặc Pháp ở làng Mỹ Khánh, tỉnh Biên Hòa (nay tỉnh Đồng Nai), đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia.

Để tưởng nhớ công đức của ông Nguyễn Tri Phương và gia đình liệt sĩ họ Nguyễn, cứ vào ngày 16 – 17 âm lịch hàng năm, lễ hội Kỳ Yên lại được tổ chức để bà con nhân dân đến viếng và cúng bái. 

Và tên ông cũng được lấy để đặt tên cho một con đường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. 

Mời các bạn cùng đón xem tập 3: Đường Nguyễn Tri Phương tại https://www.youtube.com/watch?v=MenEw-sl21A&t=126s

Tags
Bình luận (0)
Nội dung bình luận
Gửi hình Gửi bình luận