29/08/2022 09 : 17 AM 290
Là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bình Dương, chùa Hội Khánh cũng được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1993. Chùa được xây dựng lần đầu vào năm 1741 trên ngọn đồi cao. Thiền sư Đại Ngàn được xem là người có công khai sơ ra chùa. Đến năm 1861, chùa đã bị phá hủy vì xảy ra chiến tranh. Năm 1868, chùa được hòa thượng Thích Chánh Đắc xây dựng lại ở phía chân đồi. Chùa có quy mô với diện tích rộng lớn với nhiều công trình kiến trúc đặc biệt. Chùa được bao quanh bởi cổng tam quan vói những chú rồng được điêu khắc ở trên mặt cổng.
Chùa Hội Khánh có kiến trúc kiểu Nam Bộ trùng thềm trùng lươn (tức là nối sát nhau liên tục). Cấu trúc chùa gồm: tiền điện, chính điện, hậu tổ, giảng đường, đông lan, tây lan. Cổng chùa được đắp bằng những hình nổi làm bằng sành sứ màu, sau này chùa còn được xây thêm tháp đựng kinh sách. Tháp khá cao và nhìn như một Tàng kinh các của một chùa Thiếu lâm tự. Trong khuôn viên của chùa Hội Khánh có bức tượng Phật nằm và các đệ tử quỳ bên cạnh. Tượng làm bằng đá trắng cẩm thạch rất đẹp. Trong khuôn viên chùa còn có một nhóm tượng mô tả lại cảnh Thái tử Tất Đạt Đa thành Phật. Ở khu vực sân chùa, còn có một tòa tháp cao 9 tầng ứng với 9 vị trụ trì đã mất, nhằm tỏ lòng biết ơn với những sư thầy đã xây dựng và phát triển chùa. Toàn bộ kiến trúc của chùa đều mang giá trị nghệ thuật, lịch sử và văn hóa rất cao.
Năm 1993, Chùa Hội Khánh được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích lịch sử văn hóa.
Mời các bạn cùng đón xem tập 7: Chùa Hội Khánh công trình kiến trúc tôn giáo, nghệ thuật tại https://www.youtube.com/watch?v=W8b_gl7--JQ&list=PLQV2Vrmd2HfozsWv1795UYL0R6t85FnnW&index=4
Lăng kính văn hóa: Nhân phẩm không phải trò đùa
Phản bác sự xuyên tạc thành tựu công nghiệp quốc phòng Việt Nam
Tạo bước đột phá trong phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Nhận thức đúng về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy
Nhìn thẳng - Nói thật: Không để lãng phí niềm tin